Trên địa bàn Hà Nội, lực lượng lái xe ôm hiện rất đông đảo. Lái “xe ôm”, vận chuyển hàng hoá bằng xe máy (shipper) muốn hành nghề ở Hà Nội phải được cấp phép và sẽ phải đeo “thẻ hành nghề” trên ngực áo bên trái.
Đây là nội dung chính tại Dự thảo “Quy định về quản lý và sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, môtô hai bánh và các loại tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội” do Sở Giao thông Vận tải vừa hoàn thành và trình UBND TP Hà Nội.
Cụ thể, tại tờ trình do Sở GTVT Hà Nội thiết kế gồm 6 chương, 16 điều. Trong đó quy định các điều kiện hoạt động của những người làm nghề vận chuyển hành khách, hàng hoá bằng xe máy.
Theo đó, người hành nghề vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ phải đủ 15 tuổi trở lên, có sức khỏe bảo đảm điều khiển xe an toàn; hiểu biết quy tắc giao thông đường bộ. Những người này phải đăng ký với Ủy ban Nhân dân phường, xã, thị trấn để được cấp biển hiệu hoạt động (thẻ hoạt động vận chuyển).
Khi điều khiển phương tiện, người hành nghề phải mang theo các giấy tờ gồm giấy chứng nhận đăng ký xe; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; có hộ khẩu thường trú hoặc giấy chứng nhận tạm trú tại địa phương nơi đăng ký hành nghề; có bản đăng ký vận chuyển hành khách, hàng hóa.
Dự thảo cũng quy định cụ thể điều kiện với người hành nghề vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe gắn máy, xe mô tô hai bánh như có giấy phép lái xe phù hợp với các loại xe được phép điều khiển do Sở Giao thông Vận tải có thẩm quyền cấp; phải trang bị mũ bảo hiểm bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của pháp luật cho hành khách đi xe.
Kể từ ngày 1/1/2021, người hành nghề vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe môtô hai bánh và các loại xe tương tự trên địa bàn thành phố Hà Nội phải mang biển hiệu (thẻ hoạt động vận chuyển) do cơ quan có thẩm quyền cấp tại vị trí ngực áo bên trái.
Dự thảo cũng quy định, trường hợp không hành nghề từ 30 ngày trở lên, người vận chuyển phải gửi lại phù hiệu cho đơn vị quản lý; nếu mất phải có công văn báo mất có xác nhận của công an cấp xã, phường, thị trấn và báo cáo cho đơn vị quản lý biết để được hướng dẫn cấp lại biển hiệu.
Ngoài ra, các phương tiện 2 bánh tham gia chờ khách và hàng hóa cũng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về an toàn như hệ thống hãm lực, chuyển hướng lực, đèn chiếu sáng xa, gần, đèn phanh, đèn tín hiệu, kích cỡ bánh xe phải phù hợp với từng loại xe và đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Theo ông Vũ Hà, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, quy định về quản lý và sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe môtô 2 bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hóa nhằm tăng cường một bước quản lý Nhà nước đối với các loại xe này để vận chuyển hành khách và hàng hóa.
“Những quy định trên sẽ giúp tạo nếp sống, thói quen đi lại văn minh, hiện đại cho người thủ đô, nâng cao chất lượng dịch vụ của các loại hình vận tải bằng xe thô sơ, môtô theo hướng an toàn, giảm tai nạn, ô nhiễm môi trường,” ông Hà cho hay.
Bên cạnh đó, quy định mới này cũng được Sở Giao thông Vận tải kỳ vọng sẽ tạo lập môi trường kinh doanh minh bạch, lành mạnh giữa các đơn vị, cá nhân cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe máy
Blue với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thành lập công ty tại Thanh Hóa và với đội ngũ nhân viên giỏi, nhiệt tình, cam kết sẽ mang đến cho quý khách hàng dịch vụ thành lập công ty tốt nhất, trong thời gian ngắn nhất và chi phí tiết kiệm nhất cho khách hàng. Blue nhiều năm qua đã hợp tác thành công và thành lập rất nhiều công ty tại Thanh Hóa nói riêng và hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ khác nhau ở các tỉnh thành khác như Hà Tĩnh, Nghệ An …Tất cả những doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thành lập công ty ở Blue đều rất hài lòng với dịch vụ mà Blue cung cấp và những công ty đó hiện tại cũng đang rất phát triển và phần lớn cũng đã trở thành đối tác tin cậy của Blue, hợp tác và sử dụng các dịch vụ trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Quý khách hàng có nhu cầu xin hãy liên hệ với Blue để được tư vấn miễn phí.