Tên doanh nghiệp là căn cứ để xác định một doanh nghiệp cụ thể với doanh nghiệp khác, là cơ sở để tạo nên thương hiệu trên thị trường. Vì vậy tên doanh nghiệp không nên đặt tương tự hoặc dễ gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác. Blue chúng tôi mong muốn giúp các doanh nghiệp lựa chọn và thay đổi tên phù hợp, tránh nhầm lẫn và phát sinh tranh chấp sau này. Say đây là nội dung liên quan đến các vấn đề về thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp tại Thanh Hóa.
Lưu ý đặt tên cho doanh nghiệp:
– Tên tiếng Việt của công ty phải bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
- Loại hình doanh nghiệp: được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP”.
- Tên riêng: Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Phòng Đăng ký kinh doanh có quyền chấp thuận hoặc từ chối tên dự kiến đăng ký theo quy định của pháp luật và quyết định của Phòng Đăng ký kinh doanh là quyết định cuối cùng.
Không được đặt tên công ty (cả tiếng Việt lẫn tiếng nước ngoài), tên viết tắt của công ty trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên, tên viết tắt của doanh nghiệp khác; trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.
Các trường hợp bị coi là có tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định cụ thể tại Điều 42 của Luật Doanh nghiệp năm 2014.
Đồng thời, không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của công ty mình; trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
Và, cũng không được sử dụng các từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Trước khi đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp, nên tra cứu tên của các doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Thành phần hồ sơ thay đổi tên doanh nghiệp tại Thanh Hóa :
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục II-1, Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT);
- Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
- Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
- Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.
- Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.
- Đối với doanh nghiệp được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thì ngoài các giấy tờ nêu trên, doanh nghiệp nộp kèm theo: Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư; Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế; Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp quy định tại Phụ lục II-18 Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT.
Trình tự thực hiện thay đổi tên doanh nghiệp tại Thanh Hóa
Doanh nghiệp gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Kèm theo Thông báo phải có các văn bản được nêu tại Thành phần hồ sơ.
Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc Người đại diện theo pháp luật nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Khi nhận Thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nếu tên dự kiến của doanh nghiệp không trái với quy định về đặt tên doanh nghiệp. Việc thay đổi tên của doanh nghiệp không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp.
Các thủ tục sau khi thay đổi tên doanh nghiệp
Thay đổi con dấu công ty
Do nội dung con dấu của công ty bao gồm tên công ty và mã số công ty. Vì vậy, khi thay đổi tên công ty thì con dấu pháp nhân của công ty cũng phải thay đổi. Sau khi tạo con dấu mới, công ty phải thực hiện thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở trước khi sử dụng.
Thủ tục thông báo thuế sau khi thay đổi tên công ty
Khác với trước đây sau khi thay đổi công ty phải nộp mẫu 08-MST thông báo cho cơ quan thuế việc thay đổi của mình. Tuy nhiên hiện tại việc cập nhật thông tin thuế sẽ do Phòng ĐKKD tiến hành nên khi doanh nghiệp nộp hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh thì phòng ĐKKD sẽ đẩy thông tin lên mạng thuế. Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới coi như đã hoàn thành thủ tục, không phải thông báo cho cơ quan thuế.
Sau khi thay đổi tên doanh nghiệp chỉ phải thực hiện điều chỉnh hóa đơn đang sử dụng theo một trong hai cách sau
- Cách một là khắc dấu tên công ty, đóng vào hóa đơn và thông báo thay đổi mẫu hóa đơn đặt in cho cơ quan thuế.
- Cách hai là thông báo hủy hóa đơn cũ còn tồn đọng, đặt in hóa đơn mới và thông báo sử dụng mẫu hóa đơn mới cho cơ quan thuế.
Thông báo việc thay đổi với cơ quan có liên quan
Một trong các thủ tục sau khi thay đổi tên công ty là thông báo cho các cơ quan liên quan biết việc thay đổi tên công ty.
Các cơ quan có liên quan bao gồm: Thuế, Ngân hàng, bảo hiểm, đối tác, bạn hàng và các cơ quan quản lý chuyên ngành…
Các tài sản đăng ký sở hữu bởi công ty cũng phải thay đổi theo tên mới.
Sau khi thay đổi tên công ty, các tài sản đăng ký sở hữu bởi công ty cũng phải thay đổi theo tên mới. Đơn cử:
– Đối với giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe: xem thủ tục tại Điều 14 Thông tư 15/2014/TT-BCA.
– Đối với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: Xem thủ tục tại Khoản 4 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, Khoản 3, Điều 12 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT.
Mọi vấn đề vướng mắc về Thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp tại Thanh Hóa, quý vị hãy liên hệ Blue để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.