T5, 10 / 2019 10:26 chiều | admin

Trước sự bùng nổ của chuyển đổi số, việc áp dụng hóa đơn điện tử là xu thế tất yếu đối với doanh nghiệp.

Căn cứ pháp lý của hóa đơn điện tử 

Việc sử dụng và triển khai thí điểm hóa đơn điện tử được xây dựng trên các căn cứ pháp lý sau:

+ Các văn bản do Chính phủ ban hành:

  • Luật Giao dịch điện tử 2005.
  • Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 của Chính Phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
  • Nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 09/6/2006 của Chính phủ về thương mại điện tử.
  • Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
  • Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
  • Nghị định số 106/2011/NĐ-CP ngày 23/11/2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 của Chính phủ.

+ Các văn bản do Bộ tài chính ban hành:

Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính, hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Hình minh họa

Hiểu rõ được tầm quan trọng của việc triển khai chuyển đổi số, những năm gần đây Chính phủ luôn quan tâm, coi trọng phát triển ứng dụng công nghệ thông tin. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành, thúc đẩy phát triển công nghệ thông tin nhằm cải cách quy trình hoạt động, thay đổi phương thức làm việc truyền thống bằng phương thức điện tử.

Trong đó, đáng chú ý nhất là Nghị định 119/2018/NĐ-CP được ban hành ngày 12/9/2018 quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Đây được xem là bước đi quan trọng thể hiện quyết tâm hướng tới Chính phủ số và nền kinh tế số ở Việt Nam bằng việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện chứng từ, hồ sơ điện tử, thực hiện hóa đơn điện tử trên phạm vi toàn quốc.

Một doanh nghiệp được thực sự coi là chuyển đổi số khi tiến hành số hóa, tự động hóa tất cả các quy trình làm việc để thay thế phương thức làm việc thủ công, kém hiệu quả trước đây. Mọi hoạt động của doanh nghiệp từ sản xuất, quảng bá, tiếp thị, bán hàng, thanh toán cho tới xuất hóa đơn… đều phải số hóa, tự động hóa, đồng thời đồng bộ lẫn nhau để tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh.

Dễ thấy rằng nếu tiếp tục sử dụng hóa đơn giấy, quá trình chuyển đổi số toàn diện của doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Sử dụng phương thức điện tử để hệ thống hóa quy trình hoạt động khiến hóa đơn giấy trở nên lạc hậu bởi sự hạn chế về khả năng tích hợp, đồng bộ dữ liệu với các phần mềm khác cũng như không tối ưu thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.

Mặt khác, hóa đơn điện tử cho phép doanh nghiệp tích hợp sâu với các phần mềm hệ thống sẵn có như phần mềm quản trị doanh nghiệp, phần mềm kế toán…, từ đó xây dựng mô hình hoạt động thống nhất bằng phương thức điện tử. Sử dụng hóa đơn điện tử còn mang lại nhiều giá trị to lớn cho doanh nghiệp như tiết kiệm thời gian, chi phí, hiện đại hóa công tác quản lý; nâng cao trải nghiệm khách hàng, từ đó giúp doanh nghiệp nâng cao hình ảnh thương hiệu cũng như lợi thế cạnh tranh.

Chính vì vậy, có thể nói rằng áp dụng hóa đơn điện tử là xu thế tất yếu khi doanh nghiệp triển khai chuyển đổi số.

Doanh nghiệp cần nhanh chóng triển khai hóa đơn điện tử

Ngày càng nhiều doanh nghiệp nhận ra tầm quan trọng của hóa đơn điện tử đối với lợi ích của doanh nghiệp nói riêng và quá trình chuyển đổi số nói chung. Việc sớm triển khai hóa đơn điện tử sẽ giúp doanh nghiệp tránh tình trạng bị động khi buộc phải chuyển đổi trước hạn cuối 1/11/2020 theo Nghị định 119.

Để áp dụng hóa đơn điện tử hiệu quả, các chuyên gia khuyến khích doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử của các tổ chức trung gian hợp pháp, đáng tin cậy nhằm đảm bảo tốt nhất các yếu tố về hạ tầng kỹ thuật, đào tạo nhân sự, quy trình sao lưu khôi phục dữ liệu, an toàn hệ thống.

Xu hướng số hóa, chuyển đổi số và sự lan tỏa của cuộc cách mạng 4.0 đã và đang khiến các doanh nghiệp không thể đứng yên. Chấp nhận thay đổi, ứng dụng công nghệ nói chung và chuyển sang hóa đơn điện tử nói riêng chính là con đường không thể khác để dẫn doanh nghiệp tới thành công.

Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ Blue để được tư vấn miễn phí

Bài viết cùng chuyên mục