T5, 08 / 2019 10:06 chiều | admin

Xu hướng thành lập trang trại chăn nuôi đang ngày một phổ biến.Nếu đang có ý định làm trang trại chăn nuôi nhưng chưa biết cần những điều kiện gì, phải xin giấy phép như thế nào,… thì Blue xin được giới thiệu tới quý vị như sau.

Hình minh họa

1. Điều kiện để thành lập trang trại chăn nuôi

Cho dù sản xuất, chăn nuôi tập trung, nhưng không phải bất cứ cơ sở nào cũng được coi là kinh tế trang trại. Để được công nhận là kinh tế trang trại cần phải hội tụ nhiều điều kiện như quy mô, giá trị kinh tế thu được…

Theo quy định của pháp luật (Điều 5 Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT) thì cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại phải thỏa mãn điều kiện sau:

1. Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tổng hợp phải đạt:

a) Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu: 3,1ha đối với vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long; 2,1ha đối với các tỉnh còn lại.

b) Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm.

2. Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu đồng/năm trở lên;

3. Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31ha và giá trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên.

Các bạn lưu ý: Tiêu chí xác định kinh tế trang trại không phải là bất biến mà được được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ, ổn định trong thời gian tối thiểu là 5 năm. (Điều 6, Thông tư 27/2011/TT-BNNPTNT).

Bên cạnh đó, căn cứ vào tiêu chí cơ bản nêu trên, tùy theo điều kiện kinh tế xã hội, đất đai, nguồn lực… mà UBND cấp tỉnh có quy định tiêu chí kinh tế trang trại của địa phương mình.

Đơn cử như tỉnh Trà Vinh (QĐ Số: 87/2004/QĐ-UBT ngày 27.12.2004) để được công nhận là trang trại lai tạo bò giống theo hướng chuyên thịt và sữa thì phải có quy mô thường xuyên từ 30 con trở lên; có diện tích trồng cỏ từ 01ha trở lên… hoặc để được công nhận là trang trại sản xuất heo giống thì quy mô phải có thường xuyên từ 40 con nái trở lên; sản lượng con giống cung cấp bình quân 01 năm đạt từ 640 con heo giống trở lên…

Chỉ khi nào đáp ứng được những tiêu chí nêu trên thì cơ sở đó mới đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại. Đây chính là cơ sở để chủ trang trại được hưởng các chính sách ưu đãi của nhà nước về đất đai, thuế, cho vay đầu tư…

2. Cơ quan có thẩm quyền thẩm định, Quy trình thẩm định

– Cá nhân, hộ gia đình có hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chí xác định kinh tế trang trại theo quy định trên sẽ được Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại.

– Đối với trường hợp đề nghị cấp mới, cá nhân, hộ gia đình hoặc người đại diện theo ủy quyền (gọi tắt là chủ trang trại) nộp một bộ hồ sơ theo quy định tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trang trại sản xuất.

Đối với cơ sở sản xuất nằm trên địa bàn nhiều xã thì chủ trang trại tự quyết trong việc lựa chọn Ủy ban nhân dân cấp xã nào nộp hồ sơ cho thuận tiện nhất.

– Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận hồ sơ khi có đủ giấy tờ theo quy định và phải trao Giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ trong đó ghi rõ ngày hẹn trả kết quả.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra, xác nhận Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại và chuyển hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại đến Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Trường hợp không xác nhận Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại, Ủy ban nhân dân cấp xã phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại cho chủ trang trại trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ từ Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

– Đầy đủ hồ sơ theo quy định

– Thỏa mãn tiêu chí xác định kinh tế trang trại (nêu trên)

Giấy chứng nhận kinh tế trang trại sau khi cấp được chuyển đến Ủy ban nhân dân cấp xã và trả cho chủ trang trại trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại.

Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại, Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải gửi văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã, trong đó nói rõ lý do để thông báo cho người nộp hồ sơ.

Nếu sau 13 ngày làm việc, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ mà không nhận được Giấy chứng nhận kinh tế trang trại hoặc không nhận được thông báo không cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại thì chủ trang trại đó có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

3. Hồ sơ bao gồm:

– Báo cáo tóm tắt họ và tên chủ hộ (chủ trang trại)

– Đơn xin làm trang trại chăn nuôi (có xác nhận của UBND cấp xã)

– Trích lục vị trí trang trại (có xác nhận của UBND cấp xã và Phòng TN-MT), tình trạng pháp lý của đất đai;

– Tờ trình của UBND cấp xã;

– mô hình chăn nuôi, quy mô chăn nuôi có xác nhận của UBND xã;

– Hợp đồng với đối tác liên doanh (nếu có);

– Báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có).

– Gửi hồ sơ đến UBND huyện trong thời hạn không quá 15 ngày. UBND huyện thẩm định xem xét và cấp giấy chứng nhận.

Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ Blue để được tư vấn miễn phí.

Bài viết cùng chuyên mục