T4, 07 / 2019 4:46 chiều | admin

Nhu cầu vui chơi giải trí cho trẻ em ở Thành phố Thanh Hóa đang tăng cao, nếu là nhà kinh doanh đang hứng thú lĩnh vực này thì bài viết này chắc chắn dành cho bạn. Blue sẽ giới thiệu khái quát về Thủ tục thành lập khu vui chơi, giải trí cho trẻ em tại Thanh Hóa.

Theo quy định của Luật đầu tư 2014 thì thành lập khu vui chơi, giải trí cho trẻ em không phải là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Vì vậy, sau khi xin Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bạn chỉ cần xin Giấy phép xây dựng để thực hiện khu vui chơi.

Hình minh họa

Bước 1. Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Bạn có thể căn cứ vào quy mô, nguồn vốn đề xác định thành lập công ty hoặc hộ kinh doanh cá thể để hoạt động kinh doanh. Thủ tục đăng ký kinh doanh, bạn tham khảo thêm quy định tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP. Hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm:

Thủ tục thành lập công ty

Để đăng ký thành lập công ty, bên bạn phải lựa chọn 01 loại hình doanh nghiệp theo quy định Luật Doanh nghiệp 2014, như công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể.

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

– Điều lệ công ty

– Danh sách thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên), danh sách cổ đông sáng lập (đối với công ty cổ phần), danh sách nhà đầu tư nước ngoài

– Bản sao Giấy tờ chứng minh cá nhân choặc tổ chức của thành viên hoặc cổ đông.

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư 2014.

Nơi thực hiện: Sở kế hoạch đầu tư của tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

Thời gian giải quyết: 03 ngày làm việc

Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Trong trường hợp quy mô kinh doanh của bạn nhỏ, bạn có thể lựa chọn hình thức đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Căn cứ theo Điều 71, Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể:

“1. Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:

a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);

b) Ngành, nghề kinh doanh;

c) Số vốn kinh doanh;

d) Số lao động;

đ) Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.

Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.”

Nơi thực hiện: Ủy ban nhân dân huyện/quận

Thời gian giải quyết: 03 ngày làm việc

Đối với trường hợp đăng ký mã ngành nghề kinh doanh khu vui chơi trẻ em trong nhà, bạn có thể lựa chọn một trong những ngành nghề quy định tại mã 93 trong Quyết định 337/2007/QĐ-BKHĐT về mã ngành nghề đăng ký kinh doanh.

Bước 2: Sau khi đã hoàn thành thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bạn cần làm thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng tùy theo quy mô và mức đầu tư

Các yếu tố có ảnh hưởng đến việc tiến hành các thủ tục và điều kiện để triển khai một sự án đầu tư bao gồm: Hình thức đầu tư, quy mô của dự án, địa điểm đầu tư,….

Các thủ tục mà chủ đầu tư dự án có thể phải thực hiện để triển khai dự án đầu tư gồm:

– Thỏa thuận địa điểm đầu tư hoặc đề nghị ủy ban nhân dân tỉnh/Thành phố trực thuộc trung ương chấp thuận về chủ trương đầu tư;

– Thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, hoặc lập bản cam kết bảo vệ môi trường.

– Đăng ký đầu tư, thẩm tra dự án đầu tư;

– Thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 (đối với dự án phải lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500).

– Thẩm định nhu cầu sử dụng đất của dự án (đối với dự án đầu tư trong nước. Trừ dự án nhóm A và dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước);

– Giao đất hoặc thuê đất, hoặc chuyển mục đích sử dụng đất;

– Thẩm duyệt phòng cháy, chữa cháy;

– Cấp giấy phép xây dựng (nếu có yêu cầu phải có giấy phép xây dựng).

Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ Blue để được tư vấn miễn phí.

Bài viết cùng chuyên mục