Hiện nay, lĩnh vực điện ảnh là một trong những ngành nghề đem lại lợi nhuận cực kỳ lớn cho các nhà đầu tư. Kinh doanh điện ảnh gồm 3 hoạt động chính: sản xuất, phát hành và chiếu phim. Kinh doanh dịch vụ chiếu phim là một lĩnh vực liên quan đến văn hóa quốc gia nên nhà đầu tư nước ngoài đều phải chịu những ràng buộc pháp lý. Vậy quy định và điều kiện thành lập công ty điện ảnh có vốn nước ngoài như thế nào? Hãy cùng Blue Thanh Hóa chúng tôi tim hiểu về các thông tin liên quan đến việc thành lập công ty vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ chiếu phim như sau.
Cơ sở pháp lý:
- Điều ước quốc tế: WTO, FTAs, AFAS
- Pháp luật Việt Nam: Luật điện ảnh năm 2006, sửa đổi năm 2009
Điều kiện đầu tư:
Theo điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia có điều kiện là:
– Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế: Không vượt quá 51%.
Hình thức đầu tư:
Có thể đầu tư theo hình thức liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh
Đối tác Việt Nam tham gia đầu tư: Phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép cung cấp dịch vụ chiếu phim
Điều kiện khác:
Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được liên doanh hay hợp đồng hợp tác kinh doanh với các nhà văn hóa, tụ điểm chiếu phim, câu lạc bộ và hiệp hội chiếu phim công cộng, đối chiều bóng lưu động của Việt Nam.
Pháp luật Việt Nam quy định:
– Tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền hợp tác đầu tư với doanh nghiệp sản xuất phim, doanh nghiệp phát hành phim và doanh nghiệp phổ biến phim của Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc thành lập doanh nghiệp liên doanh.
– Đối với hình thức đầu tư thành lập liên doanh thì phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 51% vốn pháp định
– Tổ chức chiếu phim có giấy phép phổ biến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh hoặc đã có quyết định phát sóng của người đứng đầu đài truyền hình, đài phát thanh – truyền hình.
– Các rạp phải chiếu phim Việt Nam trong các đợt phim kỷ niệm ngày lễ của đất nước, phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội, đối ngoại theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
– Tỷ lệ số buổi chiếu phim truyện Việt Nam bảo đảm đạt ít nhất 20% so với tổng số buổi chiếu, trong tỷ lệ đó phim truyện Việt Nam phải được chiếu vào khoảng thời gian từ 18 giờ đến 22 giờ trong ngày, ngoài ra còn có thể chiếu vào các giờ khác.
– Giờ chiếu phim cho trẻ em dưới 16 tuổi tại rạp kết thúc trước 22 giờ.
Quy trình thành lập công ty:
Bước 1: Đăng kí đầu tư
Theo quy định của Luật đầu tư năm 2014, nhà đầu tư nước người khi thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam cần thực hiện thủ tục đăng kí đầu tư tại Sở kế hoạch và đầu tư.
Hồ sơ cần chuẩn bị gồm:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư (theo mẫu);
- Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư; - Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh; Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài;
Thời gian giải quyết: 15 ngày kể từ ngày Sở kế hoạch và Đầu tư nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng kí đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư, trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lí do.
Bước 2: Đăng kí thành lập doanh nghiệp
Căn cứ theo Luật doanh nghiệp hiện hành, việc thành lập doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục sau:
Hồ sơ cần chuẩn bị:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc danh sách cổ đông của công ty cổ phần;
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:
- Giấy CMND, còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;
- Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, văn bản uỷ quyền của người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức ;
- Quyết định góp vốn đối với thành viên công ty, cổ đông công ty là tổ chức;
Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính.
Thời hạn giải quyết: 05 – 07 ngày làm việc.
Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Xin Giấy phép phổ biến phim
Hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép;
- Giấy chứng nhận bản quyền phim.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và phim trình duyệt, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh có trách nhiệm cấp giấy phép; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản nêu rõ lý do.
Cơ quan giải quyết: Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hoặc UBND cấp Tỉnh
Các vấn đề liên quan đến việc hoàn tất thủ tục thành lập công ty vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ chiếu phim quý vị có thể liên hệ trực tiếp tới công ty Blue Thanh Hóa để được tư vấn miễn phí.