Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy, là tài liệu pháp lý chứng minh đối tượng được cấp đã đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật. Nhiều ngành nghề kinh doanh phải xin giấy phép này do đó Blue xin được giới thiệu tới quý vị về loại giấy phép con này.
1. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế PCCC (Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy):
Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận thẩm duyệt PCCC (Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy) bao gồm: Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh hoặc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh.
2. Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế PCCC (Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy):
2.1 Đối với dự án xây dựng:
Trước khi thiết kế dự án, chủ đầu tư nộp hồ sơ xin chấp thuận địa điểm xây dựng đến cơ quan có thẩm quyền (đối với một số công trình).
Sau khi thiết kế dự án, chủ đầu tư nộp 2 bộ hồ sơ xin thẩm duyệt thiết kế PCCC đến cơ quan có thẩm quyền. Thời hạn thẩm duyệt phụ thuộc vào từng loại dự án.
2.2 Đối với phương tiện giao thông cơ giới:
Chủ phương tiện nộp 2 bộ hồ sơ xin thẩm duyệt thiết kế PCCC đến cơ quan có thẩm quyền. Thời hạn thẩm duyệt không quá 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
2.3 Thủ tục hậu cấp phép:
Trước khi đưa vào sử dụng, chủ đầu tư, chủ phương tiện cơ giới phải thông báo kèm theo hồ sơ đến cơ quan thẩm duyệt kiểm tra nghiệm thu phòng cháy chữa cháy.
3. Thành phần hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy:
3.1 Hồ sơ xin phép chấp thuận địa điểm xây dựng:
- Văn bản đề nghị chấp thuận địa điểm xây dựng về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư;
- Bản sao văn bản nêu rõ tính hợp pháp của khu đất dự kiến xây dựng công trình;
- Bản vẽ, tài liệu thể hiện rõ hiện trạng địa hình của khu đất có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy.
3.2 Hồ sơ xin thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy:
3.2.1 Đối với thiết kế quy hoạch:
- Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp PCCC của cơ quan phê duyệt dự án hoặc của chủ đầu tư;
- Dự toán tổng mức đầu tư của dự án;
- Các tài liệu và bản vẽ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1:500 (theo hướng dẫn).
3.2.2 Đối với thiết kế cơ sở:
- Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp PCCC của chủ đầu tư;
- Bản sao văn bản cho phép đầu tư của cấp có thẩm quyền;
- Dự toán tổng mức đầu tư dự án, công trình;
- Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế cơ sở (theo hướng dẫn).
3.2.3 Đối với thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công:
- Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về PCCC của chủ đầu tư;
- Bản sao văn bản chấp thuận quy hoạch của cấp có thẩm quyền;
- Dự toán tổng mức đầu tư dự án, công trình;
- Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật (theo hướng dẫn).
3.2.4 Đối với thiết kế kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới:
- Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của chủ phương tiện;
- Bản sao văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư, chế tạo mới hoặc hoán cải phương tiện;
- Dự toán tổng mức đầu tư phương tiện;
- Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật thể hiện giải pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy (theo hướng dẫn).
3.3 Hồ sơ đề nghị kiểm tra nghiệm thu PCCC:
- Bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
- Bản sao Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy đã lắp đặt trong công trình, phương tiện giao thông cơ giới;
- Các biên bản thử nghiệm, nghiệm thu từng phần và nghiệm thu tổng thể các hạng mục, hệ thống phòng cháy và chữa cháy;
- Các bản vẽ hoàn công hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hạng mục liên quan đến phòng cháy và chữa cháy phù hợp với hồ sơ thiết kế;
- Tài liệu, quy trình hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống phòng cháy và chữa cháy của công trình, phương tiện giao thông cơ giới;
- Văn bản nghiệm thu hoàn thành hệ thống, thiết bị có liên quan về phòng cháy và chữa cháy.
Các doanh nghiệp thường gặp nhiều khó khăn trong quá trình xin giấy phép này. Hãy để Blue hỗ trợ các bạn bằng cách liên lạc với chúng tôi nhé.