T2, 07 / 2019 8:35 chiều | admin

Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước. Tình hình thu hút FDI tại Hà Nội cũng rất ấn tượng.

Hình minh họa

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, trong tháng 7, Hà Nội có 68 dự án FDI được cấp phép mới, tổng vốn đăng ký đạt 16 triệu USD. Lũy kế từ đầu năm đến ngày 23/7/2019, tổng vốn đăng ký thành lập mới doanh nghiệp, bổ sung tăng vốn và nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua phần vốn góp đạt 5.110 triệu USD.

Trong đó đăng ký mới 475 dự án với số vốn đạt 270 triệu USD; 111 dự án bổ sung tăng vốn đầu tư với 359 triệu USD; nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua phần vốn góp đạt 4.481 triệu USD.

Hà Nội tiếp tục khẳng định là điểm đến hấp dẫn, là thị trường sôi động đối với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp. Giai đoạn 2016-2018, Hà Nội đã thu hút được gần 14,05 tỷ USD, bằng 2,25 lần giai đoạn 2011-2015. Năm 2018, Thành phố thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 7,5 tỷ USD, tăng 2,18 lần so với năm 2017, đứng đầu cả nước và là kết quả cao nhất kể từ 30 năm thực hiện chủ trương thu hút đầu tư nước ngoài. Bên cạnh việc thu hút các dự án có vốn đầu tư lớn trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, công nghiệp chế biến chế tạo, Hà Nội đã thu hút được các dự án FDI trong lĩnh vực công nghệ cao, xử lý nước sạch, xử lý rác thải và giáo dục đào tạo..

Thành phố Hà Nội coi nguồn lực đầu tư xã hội là động lực cho sự phát triển của Thủ đô. Riêng đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài, Hà Nội tập trung thu hút hợp tác đầu tư, kinh doanh,mua, nhận chuyển giao công nghệ mới, kinh nghiệm và công nghệ quản lý trong phát triển đô thị thông minh; tăng cường kết nối, đẩy mạnh giao thương, xuất nhập khẩu…

Một số ngành, lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư phù hợp với xu hướng phát triển chung, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và khai thác được các lợi thế của Thủ đô như phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ và hiện đại như giao thông, khu đô thị thông minh, hạ tầng cấp nước, thoát nước, môi trường; lĩnh vực sản xuất, gia công và các lĩnh vực dịch vụ có mức độ giá trị gia tăng cao, người lao động có mức lương cao hơn và được phát triển kỹ năng như dịch vụ CNTT, Công nghệ sinh học, Du lịch, Thương mại, Giáo dục đào tạo, Y tế – Chăm sóc sức khỏe, Logistic…

Năm 2019, Hà Nội tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh; khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp; nâng cao năng lực cạnh tranh, chỉ số PCI, nhất là trong các lĩnh vực: quy hoạch, đầu tư, đất đai, xây dựng, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư. Hà Nội thực hiện có hiệu quả các chính sách ưu đãi, nhất là về thuế, tín dụng, đất đai, nhân lực;

Đồng thời, tăng cường xúc tiến đầu tư, thực hiện các giải pháp huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển; rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp; tháo gỡ về thủ tục cho các nhà đầu tư; chú trọng các dự án lớn để tập trung hoàn thành thủ tục đẩy nhanh tiến độ cấp phép và triển khai thực hiện dự án. Mục tiêu thu hút FDI năm 2019 đạt trên 5 tỷ USD và tỷ lệ giải ngân đạt trên 2,3 tỷ USD.

“Thủ đô Hà Nội sẽ cần rất nhiều nguồn lực và kinh nghiệm cho đầu tư phát triển và chắc chắn sẽ trở thành một địa chỉ đỏ thu hút các nhà tư bất động sản trong và ngoài nước”, ông Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh.

Những bài học thu hút đầu tư của Hà Nội chắc chắn sẽ rất giá trị cho Thanh Hóa. Mọi thắc mắc về thủ tục đầu tư nước ngoài tại Thanh Hóa, quý khách xin vui lòng liên hệ Blue để được đội ngũ luật sư của chúng tôi tư vấn miễn phí.

Bài viết cùng chuyên mục