T2, 09 / 2019 5:19 chiều | admin

Chiến tranh thương mại căng thẳng dẫn đến các ông lớn nước ngoài dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam. Nếu Hanwha, Yokowo… đã hoàn tất việc di dời sang Việt Nam thì những cái tên như Nintendo, Lenovo, Foxconn… đang trong quá trình xem xét.

Hình minh họa

Từ đầu năm tới nay, diễn biến các cổ phiếu thuộc nhóm hạ tầng khu công nghiệp như Viglacera (VGC), Sonadezi (SNZ), Nam Tân Uyên (NTC), Long Hậu (LHG), KCN Cao su Bình Long (MH3), D2D,…diễn ra khá tích cực với mức tăng trưởng hàng chục phần trăm, bất chấp thị trường chung không quá thuận lợi.Tín hiệu tích cực của nhóm cổ phiếu này bên cạnh yếu tố kỳ vọng thoái vốn Nhà nước tại một số doanh nghiệp, còn có yếu tố quan trọng từ dòng vốn FDI đang đổ mạnh vào Việt Nam, tạo nên nhu cầu lớn về thuê đất hạ tầng khu công nghiệp.

Mới đây, Tổng thống Mỹ D.Trump thậm chí đã đăng tải những thông điệp cho thấy xu hướng nhà đầu tư sẽ rời Trung Quốc, tìm đến Việt Nam trong bối cảnh chiến tranh thương mại leo thang. 
Báo cáo của Savills Việt Nam nhận định với 25% thuế quan xuất khẩu áp trên tổng giá trị xuất khẩu 250 tỷ USD của Trung Quốc và vẫn có khả năng tăng thêm 10% trên tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá 300 tỷ USD, căng thẳng thương mại Mỹ – Trung đang hướng các công ty đa dạng hoá quy trình sản xuất và chuyển dời nhà máy.

Theo đó, đơn vị này đã liệt kê ra danh sách các công ty từ Trung Quốc đã, đang và sẽ có sự chuyển dời.
Việt Nam hiện thu hút với đội ngũ lao động trẻ và chi phí thấp, môi trường chính trị ổn định, và một trong những nước có tỉ lệ tăng trưởng nhanh nhất thế giới – tất cả các yếu tố cho thấy môi trường đầu tư khá hấp dẫn.

Số liệu cũng cho thấy trong nửa đầu năm 2019 vốn FDI vào ngành công nghiệp đã có sự tăng trưởng mạnh. Cụ thể, 1.723 dự án mới đã được đăng ký với tổng vốn đầu tư 7,41 tỷ USD.

Phân khúc sản xuất thu hút 605 dự án, chiếm 71,2% FDI với 13,15 tỷ USD tăng 39,8% theo năm.

Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai thành phố thu hút đầu tư nhất, chiếm 26,3% và 16,7% tổng vốn FDI. Theo sau là Bình Dương chiếm 7,4% và Đồng Nai chiếm 6,7%. Nguồn vốn đầu tư từ Hongkong đầu tư chiếm 28,7% với 5,3 tỷ USD, theo sau là Hàn Quốc với 2,73 tỷ USD và Trung Quốc với 2,28 tỷ USD.

Trong 6 tháng đầu năm, khu công nghiệp (IPs) và vùng kinh tế (EZs) thu hút gần 340 dự án FDI với tổng nguồn vốn gần 8,7 tỷ USD.

Cũng trong thời gian này có 326 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích 95.500ha đất công nghiệp gần 65.600 ha (68,7%). 251 KCN đã hoạt động 60.900ha (tỷ lệ lấp đầy là 74%), 75 KCN (29.300ha) đang xây dựng, đền bù và giải phóng mặt bằng, 17 đặc khu kinh tế duyên hải cung 845.000 ha…

Savills cho rằng thị trường công nghiệp đang thu hút sự chú ý, với các chủ đầu tư khu công nghiệp đang tích cực chuyển đổi các vùng nông nghiệp sang công nghiệp, đảm bảo nguồn cung mới. Các tỉnh miền Trung, Huế, Quảng Nam và Quảng Ngãi cũng nhận được rất nhiều yêu cầu do mức giá thuê đất ưu đãi và cạnh tranh.

Blue với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thành lập công ty tại Thanh Hóa và với đội ngũ nhân viên, cộng tác viên với các luật sư giỏi, nhiệt tình, cam kết sẽ mang đến cho quý khách hàng dịch vụ thành lập công ty tốt nhất, trong thời gian ngắn nhất và chi phí tiết kiệm nhất ho khách hàng. Blue nhiều năm qua đã hợp tác thành công và thành lập rất nhiều công ty tại Thanh Hóa nói riêng và hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ khác nhau ở các tỉnh thành khác như Nghệ An, Thanh Hóa…Tất cả những doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thành lập công ty ở Blue đều rất hài lòng với dịch vụ mà Blue cung cấp và những công ty đó hiện tại cũng đang rất phát triển và phần lớn cũng đã trở thành đối tác tin cậy của Blue, hợp tác và sử dụng các dịch vụ trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ Blue để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi hân hạnh được phục vụ quý khách.

 

Bài viết cùng chuyên mục