T5, 07 / 2019 9:58 chiều | admin

Nhãn hiệu của hàng hóa, dịch vụ chính là thứ gắn liền với uy tín, chất lượng, niềm tin khách hàng dành cho sản phẩm, dịch vụ cụ thể. Vì nhãn hiệu chính là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của đơn vị kinh doanh này với đơn vị kinh doanh khác. Blue xin chia sẻ quy định đăng ký bảo hộ nhãn hiệu như sau:

Hình minh họa

Đối tượng nào được đứng tên đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Có 2 đối tượng được đăng ký (đứng tên hồ sơ về việc đăng ký sở hữu nhãn hiệu)

  • Doanh nghiệp, hộ kinh doanh đứng tên đăng ký
  • Cá nhân đứng tên đăng ký
  • Thông thường, người làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu sẽ nhầm lẫn về việc để tiến hành đăng ký nhãn hiệu thì người sử dụng nhãn hiệu đó phải đăng ký kinh doanh, tức là phải thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh. Thật may, theo quy định cá nhân vẫn có thể đăng ký đứng tên làm chủ sở hữu của 1 nhãn hiệu bất kỳ chưa có người đăng ký.

Nhóm đăng ký nhãn hiệu:

Có 45 Nhóm được quy định tại Danh mục hàng hóa dịch vụ Ni-xơ 11-2018.

Khi cá nhân/tổ chức đăng ký nhãn hiệu đối với nhóm nào thì nhà nước sẽ bảo hộ độc quyền trong phạm vi nhóm đó.

Cá nhân/tổ chức dựa trên lĩnh vực hoạt động để xác định nhóm cần đăng ký. Vì đây là quyền lợi của cá nhân/tổ chức nên cá nhân/tổ chức có thể đăng ký 01 nhãn hiệu đối với 01 hoặc nhiều nhóm dựa trên nhu cầu và khả năng của mình.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu:

02 (Hai) bộ Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (Theo mẫu của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành).

05 mẫu nhãn hiệu cần đăng ký

Nơi nộp hồ sơ và lệ phí đăng ký nhãn hiệu:

Cá nhân/tổ chức đến nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (02 Bộ).

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cá nhân/tổ chức sẽ nhận được 01 Hồ sơ gốc có dấu xác nhận đơn, số đơn và ngày ưu tiên của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Trong đó, Ngày ưu tiên nghĩa là: cá nhân/tổ chức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trước sẽ được ưu tiên bảo hộ trước. Trường hợp cá nhân/tổ chức khác nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sau giống với nhãn hiệu đã đăng ký trước sẽ không được nhà nước bảo hộ.

Lệ phí nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu là 1.000.000 đồng nếu đăng ký 01 Nhóm; đăng ký nhãn hiệu từ 02 Nhóm trở lên thì kể từ nhóm thứ 02 lệ phí sẽ là 730.000 đồng/Nhóm.

Trong mỗi Nhóm sẽ có nhiều sản phẩm cụ thể, nếu liệt kê từ quá 6 sản phẩm thì kể từ sản phẩm thứ 7 sẽ đóng thêm Phí là 150.000 đồng/sản phẩm.

Quy trình và thời hạn xem xét đơn đăng ký thương hiệu của Cục Sở hữu trí tuệ:

Thẩm định hình thức: Là việc đánh giá tính hợp lệ của đơn theo các yêu cầu về hình thức,về đối tượng loại trừ, về quyền nộp đơn… để từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ. Thời gian thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Công bố đơn hợp lệ: Đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận là hợp lệ được công bố trên Công báo Sở hữu Công nghiệp trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ.

Thẩm định nội dung: Đơn đăng ký nhãn hiệu đã được công nhận là hợp lệ được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ. Thời hạn thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu là 9 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Dịch vụ tư vấn đăng ký nhãn hiệu của Công ty Blue:

  • Tư vấn pháp luật về thủ tục và điều kiện đăng ký nhãn hiệu;
  • Tư vấn tính khả thi khi đăng ký nhãn hiệu;
  • Miễn phí tra cứu sơ bộ khả năng đăng ký nhãn hiệu;
  • Tra cứu chính thức nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ– Chi phí độc lập;
  • Đại diện đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng trong quá trình đăng ký nhãn hiệu;
  • Soạn thảo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu;
  • Nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình đăng ký, xét nghiệm đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ;
  • Đại diện cho khách hàng trong toàn bộ quá trình xác lập quyền và phúc đáp công văn trao đổi với Cục
  • Sở hữu trí tuệ về việc đăng ký nhãn hiệu;
  • Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Mọi vấn đề vướng mắc liên quan đến quy định đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, quý vị  hãy liên hệ Blue để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Bài viết cùng chuyên mục