T7, 07 / 2019 4:28 chiều | admin

Bạn là doanh nghiệp tại Thanh Hóa và quan tâm đến vấn đề mã số mã vạch sản phẩm? Bài viết này của Blue dành cho bạn. Mã số, mã vạch là thứ không thể thiếu để doanh nghiệp phân phối hàng hóa cho các kênh bán hàng quan trọng như siêu thị trên địa bàn cả nước.

Hình minh họa

Mã số mã vạch là gì?
Mã số mã vạch là công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động các đối tượng là sản phẩm, hàng hóa, tổ chức hoặc địa điểm,… dựa trên việc ấn định một mã số cho đối tượng cần phân định (sử dụng máy in mã vạch) và thể hiện mã đó dạng vạch để thiết bị (máy quét mã vạch) có thể đọc được.

Mã vạch là một dãy các vạch và khoảng trống song song, xen kẽ được sắp xếp theo một quy tắc mã hóa nhất định để các thiết bị kỹ thuật số đọc hiểu. Bên dưới mã vạch là một dãy mã số tương ứng để người đọc có thể nhận biết thông tin. Vậy làm sao để đăng ký mã số mã vạch trên hàng hóa, sản phẩm cho doanh nghiệp?

Đăng ký mã số mã vạch

Mã số mã vạch bao gồm rất nhiều loại tuy nhiên các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam thường sử dụng loại mã vạch thể hiện mã số thương phẩm toàn cầu GTIN-13 và EAN-13.

Cấu trúc và ý nghĩa của dãy số bên dưới ký tự

  • Ba chữ số đầu tiên – 893 là mã quốc gia GS1 do tổ chức GS1 quốc tế quản trị và cấp cho Việt Nam.
  • Kế đến 4,5, hoặc 6 số là mã doanh nghiệp do tổ chức GS1 Việt Nam quản trị và cấp cho khách hàng đăng ký mã số mã vạch.
  • Sau mã doanh nghiệp 2,3 hoặc 4 số tiếp theo thể hiện số phân định vật phẩm do doanh nghiệp tự quản trị và cấp cho vật phẩm của mình.
  • Con số cuối cùng gọi là số kiểm tra được tính từ 12 chữ số theo thuật toán xác định của GS1.

Lợi ích khi đăng ký mã số mã vạch
Việc đăng ký mã số mã vạch để doanh nghiệp quản lý số lượng hàng tồn kho, giá thành sản phẩm, các phương tiện công nghệ thông tin như máy tính, điện thoại một cách nhanh chóng mà không cần ghi chép bằng sổ tay.

Ngoài ra, để đưa hàng vào các siêu thị hoặc thực hiện xuất nhập khẩu thì hàng hóa có mã số mã vạch được gắn lên là điều bắt buộc để các cơ quan đơn vị này dễ dàng kiểm tra, theo dõi các mặt hàng khác nhau của doanh nghiệp.
Khi sản phẩm được đăng ký mã số mã vạch, doanh nghiệp sẽ tiến hành quản lý hàng hóa trên các thiết bị điện tử kỹ thuật số thay thế cho việc ghi chép sổ tay. Từ đó, nguồn nhân lực và thời gian được tiết kiệm tối đa dẫn đến năng suất công việc được nâng cao.

Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch
Thành phần hồ sơ:

– Bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

– Bản đăng ký mã số mã vạch đã điền đầy đủ thông tin, có chữ ký của thủ trưởng.

– Bản danh mục sản phẩm sử dụng mã số mã vạch (đặc điểm, chủng loại, khối lượng, số lượng, kích thước của sản phẩm).

– Phiếu biên nhận hồ sơ.

Số lượng hồ sơ: 2 bộ

Trình tự thủ tục đăng ký mã số mã vạch

  • Doanh nghiệp cần nộp bộ hồ sơ với đầy đủ các giấy tờ có liên quan như bên trên về Tổng cục Đo lường Tiêu chuẩn Chất lượng (GS1 Việt Nam).
  • Hồ sơ được tiếp nhận và kết quả giấy chứng nhận đăng ký mã số mã vạch sẽ được trả về sau 20 ngày (kể từ ngày nhận hồ sơ).
  • Sau khi được cấp mã số mã vạch, quý khách hàng cần thường xuyên cập nhật, khai báo các thông tin sản phẩm sử dụng mã số mã vạch và khai thác các tính năng khác trên ứng dụng quản lý thông tin sử dụng mã số mã vạch quốc gia (IDD) tại website idd.
  • Nếu doanh nghiệp không cập nhật thì sản phẩm của doanh nghiệp đó sẽ không được hiển thị trên phần mềm quét mã số mã vạch trên điện thoại di động.

Cuối cùng, Blue hân hạnh cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp đăng kí mã số, mã vạch. Nếu có nhu cầu, quý khách vui lòng liên hệ Blue để được tư vấn miễn phí. Blue sẽ hài lòng mọi đối tượng khách hàng!

Bài viết cùng chuyên mục